Bình luận Điều 93 Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước CHXHCN Việt Nam (người tham gia bình luận TS. Lê Hoàng Anh Tuấn)

Điều 93. Giải thể pháp nhân

1.Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Theo quy định của điều lệ;

b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Trường họp khác theo quy định của pháp luật

2.Trước khi giải thế, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.

Bình luận:

Giải thể pháp nhân là việc pháp nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt

được những mục tiêu mà pháp nhân đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật. Những truờng hợp pháp nhân bị giải thể bao gồm: (1) Theo quy định của điều lệ. Một trong những yêu cầu về nội dung cơ bản của điều lệ là phải có quy định về điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể pháp nhân (điểm h khoản 2 Điều 88). Do đó, khi đáp ứng các điều kiện đã đuợc quy định tại điều lệ thì pháp nhân sẽ bị giải thể. (2) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là truờng hợp pháp nhân bắt buộc phải giải thể do có yêu cầu của cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền trong những truờng hợp theo quy định của pháp luật. (3) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian hoạt động của pháp nhân cũng có thể được xác định trước trong điều lệ pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, khi thời hạn này kết thúc thì pháp nhân sẽ giải thể. Điều này cũng được ghi nhận cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, doanh nghiệp bị giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn. (4) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Điểm c khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: Công ty giải thể khi “Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp”.

Trước khi pháp nhân tiến hành giải thể, pháp nhân được yêu cầu phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản của pháp nhân.

Đối với các pháp nhân là doanh nghiệp, kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây: cất giấu, tẩu tán tài sản; Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp; Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp; Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản; Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; Huy động vốn dưới mọi hình thức (khoản 1 Điều 205 Luật doanh nghiệp năm 2014).

Xem thêm